Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tinh hoa của gốm Bình Định - Dân Trí




Về thăm làng người dân sống bằng nghề




Tuy không phong phú về chủng loại sản phẩm nhưng thương hiệu gốm Vân Sơn lại đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày của dân địa phương. Đặc biệt đã có mặt ở nhiều tỉnh thành ở miền Trung – Tây Nguyên như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đến tận miền nam như Kiên Giang, Rạch Giá rồi ra tận Bắc Ninh ở phía bắc.

Công đoạn đầu tiên là phải nhào đất thật nhuyễn tạo độ dẻo, mịn láng cho sản phẩm





Những người phụ nữ trong thôn rất tâm huyết với nghề

Những người phụ nữ trong thôn rất tâm huyết với nghề


Ông Cao Văn Bình (52 tuổi, ở thôn Vân Sơn) người làm gốm lâu năm theo cha truyền con nối cho biết: "Để làm được sản phẩm đất nung chuẩn mực yêu cầu phải là đất phù sa hay đất sét, đất được nhào đạp cho thật nhuyễn, tiếp đến phơi khô, tán nhuyễn rồi rây bỏ tạp chất để làm sao đất đảm bảo tính mềm, dẻo, mịn để khi tạo ra một sản phẩm không bị nứt, vỡ. Công đoạn làm thô, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật, khéo léo. Sau khi tạo hình xong, chờ cho ráo mặt, người thợ dùng một thanh sắt mỏng để miết lên bề mặt sản phẩm tạo độ láng, loại bỏ chi tiết thừa, nặn quay gắn vào tùy theo sản phẩm, trang trí hoa văn và cuối cùng là cho vào lò nung".

Ông Bình người làm nghề lâu năm ở thôn Vân Sơn đang làm bóng lại những chiếc ấm để chuẩn bị vào lò

Ông Bình người làm nghề lâu năm ở thôn Vân Sơn đang làm bóng lại những chiếc ấm để chuẩn bị vào lò


Công đoạn vào lò đặc biệt quan trọng


Ngày nay, trước việc đồ dùng kim loại phổ biến thì nghề làm gốm Vân Sơn cũng đang đứng trước khó khăn nhất định. Bởi nguồn đất hiếm, chi phí cao, sản phẩm làm ra bán rẻ mạt, trong khi để có một sản phẩm bán ra thị trường tốn nhiều công sức và thời gian.

Cuối cùng là những sản phẩm được bán ra thị trường

Cuối cùng là những sản phẩm được bán ra thị trường


Chị Võ Thị Phụng (38 tuổi, người làm nghề gốm ở thôn Vân Sơn) chia sẻ: "Trước đây nguồn đất còn nhiều, mỗi một xe bò chỉ mua mất tốn 50 ngàn đồng, giờ đất hiếm phải mất 100 ngàn đồng. Trong khi, để có được một bếp lò phải mất 5 – 6 ngày nhưng chỉ bản từ 8 – 27 ngàn/ lò, tùy vào lò nhỏ hay to".


Source Article from http://dantri.com.vn/c730/s730-657443/tinh-hoa-cua-gom-binh-dinh.htm



Bắt gần 2,3 tấn thịt thối đang trên đường đi tiêu thụ - Dân Trí


Trước đó, vào lúc 17 giờ ngày 30/10, Đội Quản lý thị trường cơ động, thuộc Chi cục Quản lý thị trường Bình Định đã phối hợp với Trạm kiểm soát giao thông Tuy Phước (thuộc PC 67 công an tỉnh), tiến hành kiểm tra xe khách mang BS: 29V-3540 do tài xế Nguyễn Thiện Năng (ngụ ở Văn Hải, Kim Sơn, Ninh Bình) điều khiển, đang chạy theo hướng bắc nam trên quốc lộ 1A.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện xe này đang chở 31 thùng xốp, bên trong chứa nhiều chân bò, đuôi bò và rắn các loại… đã bốc mùi hôi thối. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế cũng không đưa ra được hóa đơn chứng từ nào chứng mình nguồn gốc. Ước tính lô hàng trị giá khoảng hơn 200 triệu đồng.

Theo lời khai ban đầu của tài xế này với các cơ quan chức năng, lô hàng trên do một người ở TP Ninh Bình thuê chở vào TP.HCM, nhưng không xác định được danh tính.

Đến chiều 31/10, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã tiến hành định giá và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh để thành lập hội đồng tiêu hủy lô hàng nói trên.

Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra nguồn gốc lô hàng trên.

Doãn Công

Source Article from http://dantri.com.vn/c170/s170-657613/bat-gan-23-tan-thit-thoi-dang-tren-duong-di-tieu-thu.htm



Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Hung thủ đâm phụ xe khách còn gây án mạng sau đó - Dân Trí


Chiều 30/10, Công an huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cho biết, đã xác định được tên cướp đâm thủng tim một phụ xe khách, xảy ra tối 26/10 vừa qua chính là Hoàng Ngọc Thịnh (24 tuổi, ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).

Tên Hoàng Ngọc Thịnh tại cơ quan chức năng


Như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 4 giờ sáng 26/10, anh Trương Thường (42 tuổi, ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, Bình Định) phụ lái xe khách tuyến Quy Nhơn – Đà Nẵng, trong lúc đang dừng xe đón khách tại khu vực ngã ba Cầu Bà Di trên QL 1A (thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn), bất ngờ bị một tên cướp xông lại đâm vào trúng ngực gây thủng tâm thất phải.

Sau hơn 2 nỗ lực phẫu thuật cấp cứu của các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, anh Thường đã may mắn thoát chết.

Chính tên Thịnh đã đâm thủng tim a Thường trước đó vào sáng 25/10


Đặc biệt, liên quan đến vụ án này, Thịnh còn là một trong những tên cầm đầu thực hiện 4 vụ cướp chỉ trong rạng sáng 28/10, trong đó cũng chính y là kẻ đã đâm chết anh Phan Văn Hữu (SN 1972, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) để cướp 300 ngàn đồng.

Trước khi thực hiện các vụ cướp này cùng đồng bọn, tên Hoàng Ngọc Thịnh, đã có nhiều tiền án tiền sự, dùng dao chém người gây thương tích nặng rồi bỏ trốn, cướp tài sản đang bị công an huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum truy nã.

Source Article from http://dantri.com.vn/c170/s170-657169/hung-thu-dam-phu-xe-khach-con-gay-an-mang-sau-do.htm



Bắt gọn băng giết người cướp tài sản trên QL19 - cand.com




Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Xác định được tên cướp đâm người thủng tim - Người Lao Động




Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM


Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương – Giấy phép số 1872/GP- BTTTT cấp ngày 9 tháng 10 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Địa chỉ: 127 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn

Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 – 2011.


Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
tin từ website này.


[Đầu trang]

Source Article from http://nld.com.vn/20121030111910221p0c1019/xac-dinh-duoc-ten-cuop-dam-nguoi-thung-tim.htm



Bắt gọn băng cướp của giết người - Thanh Niên


Rạng sáng 29.10, tên cầm đầu băng cướp táo tợn trên QL19 là Hoàng Ngọc Thịnh (24 tuổi, ở xã Quỳnh Thắng, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã bị Công an Bình Định bắt giữ.

Trước đó, chiều tối 28.10, hai tên trong băng cướp là Nguyễn Cao Duy (17 tuổi) và Nguyễn Công Thạnh (20 tuổi, cùng ở xã Vĩnh Hảo, H.Vĩnh Thạnh, Bình Định) cũng đã bị công an bắt khi đang trốn tại một cánh đồng thuộc xã Mỹ Trinh, H.Phù Mỹ. Ba tên khác trong băng cướp (gồm 6 tên) do Thịnh cầm đầu, là Huỳnh Văn Lập (23 tuổi), Nguyễn Ngọc Vương (20 tuổi), Đinh Văn Vũ (17 tuổi, cùng ở Vĩnh Thạnh) đã bị Công an huyện Tây Sơn bắt giữ ngay sau khi gây án.


Hoàng Ngọc Thịnh, kẻ cầm đầu băng cướp 

Hoàng Ngọc Thịnh, kẻ cầm đầu băng cướp, sau khi sa lưới – Ảnh: Nguyễn Hương

Thượng tá Trần Đức Siêu, Phó trưởng công an H.Tây Sơn, cho biết Thịnh là một tội phạm nguy hiểm. Thịnh đang bị Công an H.Đăk Hà, tỉnh Kon Tum truy nã về 2 tội cố ý gây thương tích và cướp tài sản. Khi đến Vĩnh Thạnh (Bình Định), Thịnh cấu kết với số thanh niên ở đây lập thành băng cướp rất manh động. 3 giờ sáng 25.10, bọn chúng chặn anh Trương Thường (42 tuổi, ở P.Nhơn Hòa, TX.An Nhơn) để cướp tài sản, bị anh Thường phản ứng, tên Thịnh đã đâm anh Thường trúng tim, cướp 1 điện thoại di động. Sau khi Thịnh cùng đồng bọn bỏ đi, anh Thường được người đi đường phát hiện đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời nên giữ được mạng sống.

Rạng sáng 28.10, trên tuyến QL19 từ xã Tây Giang xuống xã Bình Nghi (Tây Sơn) dài khoảng 30 km, Thịnh cùng đồng bọn liên tiếp gây ra 4 vụ cướp, trong đó Thịnh dùng dao đâm chết anh Phan Văn Hữu (ở xã Bình Tường, H.Tây Sơn) và chém anh Thân Trọng Hùng (ở P.Nhơn Hòa, TX.An Nhơn) bị thương. Sau khi 3 tên trong bọn gồm Lập, Vương, Vũ bị Công an Tây Sơn truy bắt, Thịnh cùng các tên Duy, Thạnh chạy ra đến Phù Mỹ. Do bị công an truy đuổi ráo riết, bọn chúng đã bỏ xe máy chạy vào cánh đồng gần chân núi lẩn trốn. Công an Bình Định đã huy động các lực lượng cùng nhân dân bao vây cánh đồng, đến 18 giờ ngày 28.10 bắt được Duy và Thạnh. Còn Thịnh tiếp tục lẩn trốn, sau đó thuê xe thồ chạy vào Gò Găng để đón xe đò chạy vào nam nhưng cuối cùng cũng sa lưới.

Nguyễn Hương

>> Bắt 2 hung thủ giết người, cướp của tại Phú Quốc
>> Vụ cướp của, giết người nghiêm trọng tại Phú Quốc
>> Bắt kẻ cướp của, đâm chết người trên phố
>> Giết người, cướp của táo tợn

Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121030/bat-gon-bang-cuop-cua-giet-nguoi.aspx



Bắt 3 nghi can vụ giết người cướp 300.000 đồng - Tuổi Trẻ


Bắt 3 nghi can vụ giết người cướp 300.000 đồng 

TTO – Đến 4g sáng 29-10, các đơn vị nghiệp vụ Công an Bình Định cùng công an các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ đã bắt được 3 nghi can còn lại trong vụ giết người cướp 300.000 đồng.

>> Giết người, cướp… 300.000 đồng!

Các nghi can bao gồm: Nguyễn Hoàng Thịnh (24 tuổi), Nguyễn Cao Duy (17 tuổi) và Nguyễn Công Thạnh (20 tuổi) cùng ở thôn Định Nhứt, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh.

Trước đó, Công an huyện Tây Sơn tổ chức bắt nóng ba nghi can gồm: Huỳnh Văn Lập (23 tuổi), Nguyễn Ngọc Vương (20 tuổi), Đinh Văn Vũ (18 tuổi), đều ở thôn Định Nhứt, xã Vĩnh Hảo.

Vào rạng sáng 28-10, sáu đối tượng này đi trên 2 xe máy, dùng dao và bình xịt hơi cay khống chế, cướp tài sản của 3 người dân lưu thông trên tuyến quốc lộ 19 thuộc địa bàn huyện Tây Sơn, tổng cộng 3,2 triệu đồng cùng 1 điện thoại di động và đâm bị thương 1 người.

Đặc biệt, các đối tượng này đã chặn xe cướp tài sản của vợ chồng ông Phan Văn Hữu (40 tuổi, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) trên tuyến quốc lộ 19 đoạn thuộc địa phận xã Bình Nghi, trong lúc ông Hữu đang cùng vợ chở cá từ Quy Nhơn về Tây Sơn.

Trong khi ông Hữu hoảng sợ chưa kịp đưa tiền đã bị nhóm đối tượng này dùng dao đâm nhiều nhát rồi lục túi cướp 300.000 đồng.

Ông Hữu được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do vết thương quá nặng nên đã chết tại Bệnh viện Đa khoa Phú Phong, huyện Tây Sơn.

Hiện Công an tỉnh Bình Định đang tiếp tục điều tra, xử lý băng cướp tài sản táo tợn này.

XUÂN NGUYÊN

Source Article from http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/518123/Bat-3-nghi-can%C2%A0vu-giet-nguoi-cuop-300000%C2%A0dong%C2%A0.html



Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Buôn lậu titan ở Bình Định: “Máu” tài nguyên đã chảy ra sao? - Lao động


Suốt nhiều năm qua, ở duyên hải miền Trung, nạn thẩm lậu titan tồn tại như một thách thức nhức nhối mà cơ quan chức năng hiếm khi bóc trần. Với vụ Lê Văn Chiến, những hoạt cảnh quay cuồng đằng sau bức màn tăm tối, lần đầu tiên được phơi bày…


Ngày 10.9.2010, tại cảng Quy Nhơn, tổ công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phát hiện tàu Phú Hưng 03 thuộc Cty TNHH thương mại dịch vụ vận tải biển Phú Hải Hưng chở 2.918 tấn quặng titan thô – mặt hàng cấm xuất khẩu. Lô hàng thực hiện theo hợp đồng ký với Cty TNHH MTV Hà Hải An. Ngày 12.5.2011, Cơ quan CSĐT (C46) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Chiến, Nguyễn Đức Hùng về tội buôn lậu.


Pháp nhân "đánh quả"


Từ đầu năm đến tháng 10.2010, từ Quy Nhơn, 80 chuyến tàu rời 2 cảng Quy Nhơn, Thị Nại, mang theo 215 ngàn tấn quặng titan. Trong số đó, riêng Lê Văn Chiến thực hiện 29 chuyến với số lượng titan thô lên tới 75.422 tấn. Cho đến khi bị bắt giữ, đã có 28 chuyến ra đi trót lọt dưới sự lèo lái của Chiến. Để đối phó, qua mặt cơ quan chức năng, Chiến đứng ra thuê pháp nhân ký kết hợp đồng, làm thủ tục mua bán, vận chuyển và cử Nguyễn Đức Hùng bắt tay với các Cty gồm: Cty TNHH MTV Hà Hải An (TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam); Cty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Đồng Tâm (TP.Móng Cái, Quảng Ninh); Cty TNHH TMDVVTB Phú Hải Hưng (quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh); Cty CP VTB 18 (Thái Bình); Cty TNHH MTV Hưng Thành (Quảng Ninh); Cty TNHH vận tải Thành Cường, Cty CP thương mại Phát Đạt (cùng ở Thanh Hà, Hải Dương).


Trong số tên tuổi trên, Hà Hải An, Đồng Tâm (viết tắt) là 2 doanh nghiệp cho thuê pháp nhân thu gom, mua bán, ký hợp đồng vận chuyển với nhóm còn lại là những chủ tàu. Cứ mỗi chữ ký hoàn tất thủ tục, Đồng Tâm, Hà Hải An được Lê Văn Chiến chi trả 8.000 đồng/tấn. Cước vận tải được Chiến đặt cho Hùng ở mức 120.000 – 150.000 đồng/tấn song con số ghi trong hợp đồng là 60.000 – 80.000 đồng/tấn. Hùng là người ký xác nhận vào các bản khai kèm hợp đồng vận chuyển để lấy từ Chiến 3 – 5 triệu đồng/chuyến tàu. Lê Văn Chiến được trả công 30 triệu đồng/chuyến. Trước khi bị khởi tố, Chiến đã tự nguyện giao nộp 870 triệu đồng để khắc phục hậu quả.


Kết quả xác minh của Interpol Việt Nam, Viện KSND Tối cao chỉ truy tố hành vi buôn lậu của Lê Văn Chiến, Nguyễn Đức Hùng ở 8 chuyến tàu và 19.824 tấn quặng. Titan hầu hết được mua từ những đơn vị "mọc mũi sủi tăm" trên thị trường "cát đen" Bình Định như Cty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Nhơn Hội, Cty TNHH CôVi, Cty TNHH Tấn Phát…


 "Vé" nội địa, "chạy suốt" Khâm Châu


Trở lại với chuyến tàu bị C49 bắt giữ. 2.918 tấn quặng trên tàu được cung ứng bởi Cty TNHH CôVi. Hợp đồng vận chuyển ghi hành trình của lô hàng là Quy Nhơn – Quảng Ninh đây là chuyến hàng chở quặng đi Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây. Ngày 26.8.2010, tàu Hương Điền 36 của Cty CP VTB 18 chở 3.080 tấn quặng rời Quy Nhơn. Trước đó 6 ngày, hợp đồng vận chuyển do Giám đốc Cty Hà Hải An Vũ Văn Đoàn ký với đại diện Cty CP VTB 18 ghi nơi đến là cảng Quảng Ninh. Thủ tục vận chuyển nội địa chỉ là "tấm bùa phòng thân".


Thay cho việc dừng lại ở Quảng Ninh, ngày 27.8, nó đã nhập cảnh Trung Quốc. Kết quả xác minh của Interpol Việt Nam ở Khâm Châu cho thấy, trong thủ tục giao dịch với cảng vụ, tàu Hương Điền 36 đã khai báo lộ trình khởi phát từ Quy Nhơn, Việt Nam; trọng lượng hàng vẫn còn nguyên 3.080 tấn! Tương tự, tàu Hưng Thành 43 (Cty TNHH MTV Hưng Thành) chở 3 chuyến tổng cộng 9.000 tấn rời Quy Nhơn các ngày 8.4, 22.5, 7.7.2010; tàu Thành Cường (Cty TNHH VTB Thành Cường) chở 2 chuyến 3.944 tấn, rời Quy Nhơn vào các ngày 7.1, 18.4.2010...


(Còn tiếp)

Source Article from http://laodong.com.vn/Phap-luat/Buon-lau-titan-o-Binh-Dinh-Mau-tai-nguyen-da-chay-ra-sao/89432.bld



Bình Định: Bọ xít hút máu người trở lại - VTC


(VTC News) – Lúc 19h52' ngày 27/10, chị Trần Thị Kim Cúc – ở tổ 42, KV 8, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (Bình Định) đang ngồi võng xem tivi thì phát hiện và bắt được con bọ xít hút máu người đang đậu ngay trên vách tường gần cửa sổ.

Theo quan sát, con bọ xít nhà chị Cúc bắt được lần này cũng đã trưởng thành, bụng đói và có hình dáng, kích cỡ giống hệt những con bọ xít hút máu người mà nhà chị Cúc đã bắt được nhiều lần trước đó.

Con bọ xít có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen.

Con bọ xít hút máu người vừa được gia đình chị Cúc bắt tại Bình Định.

Theo lời chị Cúc, đây là con bọ xít thứ 6 trong vòng 2 tháng qua kể từ ngày 27/8/2012 mà nhà chị Cúc bắt được.

Con bọ xít gần nhất mà nhà chị Cúc bắt được vào lúc 18h20' ngày 14/10. Những con bọ xít hút máu người của nhà chị Cúc bắt được đều chuyển giao cho Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) nghiên cứu.

Trước đó, tối ngày 4/9 và sáng ngày 5/9/2012, đoàn cán bộ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã xuống nhà chị Cúc điều tra và đã phát hiện ổ bọ xít hút máu người nằm trong tủ quần áo trong góc nền nhà và bắt được 5 con bọ xít, trong đó có 3 con trưởng thành và 2 con mới lớn. Đoàn đã phun hóa chất bao vây ổ bọ xít.

Sau khi xét nghiệm nghiên cứu, tiến sỹ Nguyễn Xuân Quang –  Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã xác định rằng: "Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, những con bọ xít hút máu người mới được người dân phát hiện tại TP. Quy Nhơn đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832.

Những con bọ xít mới phát hiện này giống hệt những con bọ xít hút máu người từng phát hiện ở khu vực miền Trung – Tây nguyên năm 2010. Giống bọ xít này có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng các nhà khoa học xác định là đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm di cư thông qua đường du lịch".

Thạc sỹ Hồ Việt Hiếu – nghiên cứu viên Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn từng giải thích với gia đình chị Cúc rằng: "Loài bọ xít hút máu người này còn gây buồn ngủ, nó có tuổi thọ rất lâu từ 1 – 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không cho nó ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Loài bọ xít này không những chích hút máu người mà nó còn chích hút máu cả chuột, các loài động vật sống gần nó, kể cả chích hút trái cây khi nó đói".

Hoàng Phi

Source Article from http://vtc.vn/2-353453/xa-hoi/binh-dinh-bo-xit-hut-mau-nguoi-tro-lai.htm



Bình Định: Bọ xít hút máu người xuất hiện trở lại - VTC


(VTC News) – Lúc 19h52' ngày 27/10, chị Trần Thị Kim Cúc – ở tổ 42, KV 8, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (Bình Định) đang ngồi võng xem tivi thì phát hiện và bắt được con bọ xít hút máu người đang đậu ngay trên vách tường gần cửa sổ.

Theo quan sát, con bọ xít nhà chị Cúc bắt được lần này cũng đã trưởng thành, bụng đói và có hình dáng, kích cỡ giống hệt những con bọ xít hút máu người mà nhà chị Cúc đã bắt được nhiều lần trước đó.

Con bọ xít có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen.

Con bọ xít hút máu người vừa được gia đình chị Cúc bắt tại Bình Định.

Theo lời chị Cúc, đây là con bọ xít thứ 6 trong vòng 2 tháng qua kể từ ngày 27/8/2012 mà nhà chị Cúc bắt được.

Con bọ xít gần nhất mà nhà chị Cúc bắt được vào lúc 18h20' ngày 14/10. Những con bọ xít hút máu người của nhà chị Cúc bắt được đều chuyển giao cho Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) nghiên cứu.

Trước đó, tối ngày 4/9 và sáng ngày 5/9/2012, đoàn cán bộ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã xuống nhà chị Cúc điều tra và đã phát hiện ổ bọ xít hút máu người nằm trong tủ quần áo trong góc nền nhà và bắt được 5 con bọ xít, trong đó có 3 con trưởng thành và 2 con mới lớn. Đoàn đã phun hóa chất bao vây ổ bọ xít.

Sau khi xét nghiệm nghiên cứu, tiến sỹ Nguyễn Xuân Quang –  Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã xác định rằng: "Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, những con bọ xít hút máu người mới được người dân phát hiện tại TP. Quy Nhơn đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832.

Những con bọ xít mới phát hiện này giống hệt những con bọ xít hút máu người từng phát hiện ở khu vực miền Trung – Tây nguyên năm 2010. Giống bọ xít này có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng các nhà khoa học xác định là đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm di cư thông qua đường du lịch".

Thạc sỹ Hồ Việt Hiếu – nghiên cứu viên Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn từng giải thích với gia đình chị Cúc rằng: "Loài bọ xít hút máu người này còn gây buồn ngủ, nó có tuổi thọ rất lâu từ 1 – 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không cho nó ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Loài bọ xít này không những chích hút máu người mà nó còn chích hút máu cả chuột, các loài động vật sống gần nó, kể cả chích hút trái cây khi nó đói".

Hoàng Phi

Source Article from http://vtc.vn/2-353453/xa-hoi/binh-dinh-bo-xit-hut-mau-nguoi-xuat-hien-tro-lai.htm



Học sinh lớp 7 trả lại 13 triệu đồng nhặt được - Dân Trí


Đó là hành động đẹp của em Trần Kim Hoàng (SN 2000, ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, Bình Định) hiện là học sinh lớp 7A1, Trường THCS  Nhơn Hải.

Trước đó, tối 27/10, Hoàng cùng cha mẹ cha mẹ đi xem văn nghệ tại hội trường Trung tâm VH – TT tỉnh Bình Định, trong lúc đang ngồi trên hàng ghế trên xem văn nghệ, Hoàng làm rớt cái khẩu trang xuống đất, lúc cúi đầu xuống để nhặt lại khẩu trang thì Hoàng phát hiện trong kẹt ghế xếp em đang ngồi có một chiếc ví đã cũ. Sau đó Hoàng lấy chiếc ví đưa cho mẹ mình kiểm tra để xem liên hệ trả lại cho người đánh mất. Qua kiểm tra trong ví có số tiền lớn trên 13 triệu đồng tiền mặt, 02 thẻ ATM và một số giấy tờ, danh thiếp mạng tên Nguyễn Chi ở Gia Lai.

Em Trần Kim Hoàng, HS lớp 7 nhặt được số tiền 13 triệu trả lại người bị mất


Ông Trần Kim Thông, cha em Hoàng cho biết: "Sau khi cháu nhặt được ví, chúng tôi đã báo cáo với các cán bộ Trung tâm VH – TT tỉnh để thông báo cho người mất ví đến nhận lại. Tuy nhiên, tất cả người có mặt tại hội trường không ai bị mất. Sau đó, một số cán bộ trung tâm đã nhận ra người mất nhờ tấm danh thiếp tên Nguyễn Chi, vị này là Giám đốc Trung tâm VH – TT tỉnh Gia Lai đã bị mất ví trong chuyến công tác về Quy Nhơn dự đêm thơ Hàn Mạc Tử, cách đây đã trên 2 tháng. Có lẽ, vì chiếc ví rớt bị kẹt trên ghế, nhân viên dọn vệ sinh cũng như khách không để ý nên không phát hiện ra trong một thời gian dài".

Sau khi biết địa chỉ của người mất ví, các cán bộ trung tâm đã gọi điện thông báo để ông Chi thu xếp thời gian xuống nhận lại chiếc ví. Thông qua cán bộ ở đây, do thời gian làm mất chiếc ví quá dài, cứ nghĩ chắc là mất nên ông đã phải làm lại toàn bộ giấy tờ mới. Đến khi nghe có cháu học sinh lớp 7 nhặt được cái ví của mình rồi liên hệ trả lại khiến ông Chi rất cảm kích vô cùng và gửi lời cảm ơn đến em Hoàng và cha mẹ của em. Để báo ơn người nhặt được ví nên ông Chi đã có nhã ý hậu tạ ân nhân nhưng nhất quyết em Hoàng và cha mẹ không nhận.

"Ở trường chúng em đã được thầy cô giáo dạy rất nhiều điều, trong đó có điều không nên tham của rơi. Vì thế, khi nhặt chiếc ví, em không mở ra xem mà đưa ngay cho mẹ xem để tìm người bị mất trả lại. Lúc đó, em nghĩ nếu trong chiếc ví nhiều tiền và giấy tờ tuy thân rất quan trọng người mất sẽ rất buồn. Nếu là người thân mình mất có người trả lại mình sẽ rất vui nên em nghĩ mình trả lại là đúng. Em nghĩ nếu các bạn khác hoặc ai đó nhặt được cũng làm như em thôi…"

Nhặt được số tiền lớn nhưng em Hoàng không tham mà báo cha mẹ tìm người bị mất để trả lại quả là một hành động đáng khâm phục của một học sinh lớp 7, mà không phải bạn học sinh nào cũng làm được. Hành động của Hoàng thể hiện một trong những tấm gương học sinh tiêu biểu đáng được khen thưởng, chân trọng.

Ngọc Nhuận – D.Công

Source Article from http://dantri.com.vn/c25/s25-656336/hoc-sinh-lop-7-tra-lai-13-trieu-dong-nhat-duoc.htm



Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Bão số 8 đổ bộ vào Thanh Hóa và nam đồng bằng Bắc bộ - Thanh Niên


Chiều tối qua 27.10, tâm bão số 8 cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên-Huế – Đà Nẵng khoảng 150 km về phía đông đông bắc, cường độ mạnh cấp 12 – 13 (118 – 149 km/giờ), giật cấp 14 – 15.

Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 40- 60 mm. Một số nơi có mưa lớn hơn.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km. Dự báo, chiều nay 28.10, tâm bão nằm trên khu vực Thanh Hóa và các tỉnh nam đồng bằng Bắc bộ với cường độ mạnh cấp 9 – 10 (75 – 102 km/giờ), giật cấp 11 – 12. Sau đó, bão di chuyển theo hướng bắc đông bắc, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi đông bắc Bắc bộ.


Bão số 8 đổ bộ vào Thanh Hóa và nam đồng bằng Bắc bộ 1 
Bản đồ dự báo hướng đi của bão số 8 – Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư

Bão số 8 di chuyển dọc ven biển trước khi đổ bộ vào đất liền nên các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9 – 10, giật cấp 11 – 12. Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ từ sáng nay có gió giật cấp 6 – 7.

Khu vực phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Trên các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ, mực nước đỉnh lũ có khả năng lên mức báo động 1-2, có nơi trên báo động 2.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Thái Bình – Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3-4 m.

Ngừng họp Đảng lo chống bão

Tại Thanh Hóa, tính đến 17 giờ ngày 27.10, đã có 8.558 tàu thuyền đánh cá với 28.553 lao động đang hoạt động trên biển đã vào nơi trú tránh bão an toàn. Hiện còn 8 phương tiện của các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc vẫn đang trên biển, số phương tiện này đang tìm cách trở về đất liền và vẫn giữ  liên lạc với gia đình và địa phương. Tuy nhiên, hiện ngư dân Thanh Hóa đang gặp rất nhiều khó khăn khi đưa tàu vào các khu tránh trú bão do gặp phải lúc thủy triều xuống khiến luồng lạch bị cạn. Các hộ dân sống ven biển đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, di chuyển đồ đạc vào sâu trong đất liền. Bên cạnh đó các lực lượng chức năng đã bắt buộc hàng trăm hộ dân đang nuôi trồng thủy sản tại khu vực vùng triều, cửa biển, cửa sông phải vào bờ ngay. Tại cuộc họp triển khai chống bão số 8, ông Hoàng Văn Hoằng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu các địa phương, ban ngành ngừng các cuộc họp Đảng, tập trung chống bão, các huyện ven biển trong đêm 27 và sáng 28 phải đưa số tàu ở các cửa lạch vào sâu trong các âu tránh bão.


 Bão số 8 đổ bộ vào Thanh Hóa và nam đồng bằng Bắc bộ
Rất đông tàu thuyền vào neo trú tại âu tàu Cửa Gianh, Quảng Bình – Ảnh: Trương Quang Nam

Từ 12 giờ hôm qua, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Nam Định đã ra lệnh cấm các phương tiện không được ra khơi. 

Đã có 1 người chết, 1 mất tích

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh Quảng Ninh cho biết: từ tối 27.10, cấm tàu khách du lịch neo đậu, ngủ đêm trên vịnh Hạ Long.

Từ chiều qua, tại Nghệ An, trời bắt đầu có mưa kèm gió mạnh; đã có 1 ngư dân bị mất tích trên biển khi tàu cá đang trên đường vào tránh bão.

Theo ghi nhận Thanh Niên tại Quảng Bình đã có nhiều trận mưa lớn kèm gió giật mạnh. Hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch có lượng tàu trong và ngoài tỉnh về trú bão rất đông.

Từ sáng qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có mưa rải rác và gió mạnh, đến trưa thì mưa bắt đầu mạnh dần. Theo Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh thì gần 100% tàu thuyền của tỉnh Quảng Trị đã vào bờ neo đậu an toàn, hiện chỉ còn 35 tàu cá với 364 ngư dân đang ở khu vực vịnh Bắc bộ. Tại cảng Cửa Việt (H.Gio Linh), hầu hết ngư dân đã cho tàu cá vào neo đậu sâu trong sông Hiếu. 

Tại Thừa Thiên-Huế đã có gió mạnh, nhiều nơi có mưa vừa và mưa to. Học sinh trong toàn tỉnh đã được lệnh nghỉ học. Sáng 27.10, tại Km 795 – 500 QL1A (đoạn qua xã Phong An, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) gió mạnh và đường trơn ướt đã làm ô tô khách mang BKS 18T-3149 chạy hướng bắc – nam bị lật. Vụ tai nạn làm ông Nguyễn Văn Hạ (76 tuổi, quê ở Nam Định) chết tại chỗ.

Hôm qua, tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Nam cho biết, 15 tàu cá đánh bắt xa bờ cùng 530 lao động vẫn đang còn trên biển tại khu vực đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) và khu vực có tọa độ 11 độ N, 111 độ E.

Trung tâm PCLB miền Trung – Tây nguyên cho hay hiện mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế đang lên và sẽ đạt đỉnh lũ ở mức báo động 2 – 3. Quần đảo Hoàng Sa bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8 còn 1 tàu cá của Quảng Ngãi vào trú tại đảo Tri Tôn, 1 tàu khác đi lên phía bắc và xin trú bão ở đảo Hải Nam. 1 tàu với 28 ngư dân TP.Đà Nẵng đang trú tránh tại đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa. 5 tàu khác của Quảng Ngãi cũng đã chạy về đến đảo Lý Sơn an toàn.

Thanh Niên

>> Hủy 62 chuyến bay do ảnh hưởng bão số 8
>> Chiều mai 28.10, bão số 8 đổ bộ vào Thái Bình, Nghệ An
>> Khẩn trương phòng chống bão số 8
>> Ảnh hưởng bão số 8, lũ trên các sông Trung Trung bộ đang lên nhanh
>> Bão số 8 tiến vào miền Trung

Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121027/bao-so-8-do-bo-vao-thanh-hoa-va-nam-dong-bang-bac-bo.aspx



Bão số 8 đang gây mưa lớn ở miền Trung - Dân Trí


Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 28/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8.

Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 7 giờ ngày 29/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh vùng núi Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ). 

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, suy yếu và tan dần. 

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa ngày hôm nay 27/10 có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội; khu vực Vịnh Bắc Bộ từ chiều và đêm nay gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. 







Bão số 8 đang gây mưa lớn ở miền Trung



Khoảng 10h trưa nay (27/10) ở Cảng Hòn La đã xuất hiện sóng lớn





Kiểm tra và giằng chéo lại nhà cửa trước khi bão về


Bên cạnh đó, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ròon còn chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tập trung kiểm tra hệ thống dây chằng tàu thuyền; đồng thời phối hợp với lực lượng công an kiểm soát tình hình an ninh trật tự tại các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền trên địa bàn, tránh xảy ra tình trạng trộm cắp các phương tiện đánh bắt cá của ngư dân.   

Ngư dân đang hết sức khẩn trương giằng chéo tàu thuyền an toàn...



...Một số thiệt hại ban đầu do mưa và gió lớn ở Quảng Bình.

...Một số thiệt hại ban đầu do mưa và gió lớn ở Quảng Bình.

Anh Thế – Đức Tài

Source Article from http://dantri.com.vn/c20/s20-656077/bao-so-8-dang-gay-mua-lon-o-mien-trung.htm



Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Bắt xe tải chở hàng thiết bị an ninh trị giá gần 2,5 tỷ đồng - Dân Trí


Chiều ngày 26/10, bà Nguyễn Thị Hoa – đội trưởng đội quản lý thị trường số 7, thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bình Định, cho biết: "Hiện cơ quan này đã hoàn tất công tác kiểm tra số lượng, đồng thời quyết định tạm giữ lô hàng nói trên".

Số thiết bị đang được thu giữ tại cơ quan chức năng


Trước đó, chiều ngày 24/10, Đội quản lý thị trường số 7 đã phối hợp cùng Trạm cảnh sát giao thông Tuy Phước (thuộc phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định) tiến hành dừng, kiểm tra chiếc xe tải mang biển kiểm soát 51 C – 08886 do tài xế Nguyễn Quý Khiêm (ở tỉnh Hải Dương) điều khiển theo hướng Bắc – Nam trên Quốc lộ 1 A, thì phát hiện số hàng nói trên.

Theo tài xế xe tải khai, lô hàng này do công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật- Hà Nội chuyển cho khu công nghiệp Cái Mép – xã Phước Hòa- huyện Tân Thành- tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bà Hoa cho biết thêm: "Tại thời điểm kiểm tra lô hàng, ngoài một hợp đồng mua bán hết hạn giữa bên bán là công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật- Hà Nội bán cho công ty Cổ phần xây dựng dầu khí Việt Nam ở Hà Nội thì lái xe không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Ngoài ra, theo hợp đồng lô hàng có xuất xứ từ Mỹ, nhưng qua kiểm tra thì lô hàng này lại có xuất xứ từ Singgapore".

Hiện vụ việc tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Doãn Công 

Source Article from http://dantri.com.vn/c170/s170-655887/bat-xe-tai-cho-hang-thiet-bi-an-ninh-tri-gia-gan-25-ty-dong.htm



Cứu sống 3 ngư dân nước ngoài gặp nạn trên biển - Dân Trí


Chiều 26/10, Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu (thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Bình Định) đã tiếp nhận, thăm khám, phát thuốc và đồ dùng cá nhân cho 3 ngư dân người Philippines bị nạn tại vùng biển Trường Sa, sau 5 ngày đêm được tàu các của ngư dân Bình Định cứu vớt, chăm sóc.

Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 20/10, tại vùng biển Trường Sa, 3 ngư dân người Philippines gồm anh Foankifyb. Serna (27 tuổi); anh Mherddeioos. Reyes (34 tuổi) và anh Fanmy. Agting (47 tuổi) cùng bị nạn trên biển.

Đúng lúc đó, tàu  cá mang số hiệu BĐ – 95724 của ông Nguyễn Miên (38 tuổi, ngụ xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) phát hiện tàu gặp nạn đã kịp thời cứu hộ. Trong suốt 5 ngày đêm, các thuyền viên trên tàu ông Miên đã tích cực chăm sóc, cho ăn uống nên sức khỏe đã ổn định, đi lại bình thường.

Hiện các ngành chức năng tỉnh Bình Định đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục để trao trả  3 ngư dân này cho cơ quan chức năng Philippines.

Doãn Công

Source Article from http://dantri.com.vn/c20/s20-655969/cuu-song-3-ngu-dan-nuoc-ngoai-gap-nan-tren-bien.htm



Cứu sống người bị thủng tim - Thanh Niên


Chiều 26.10, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu ngoại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết bệnh nhân Trương Thường (42 tuổi, ở P.Nhơn Hòa, TX.An Nhơn, Bình Định) đã qua cơn nguy kịch, nhịp thở đã trở lại bình thường.

Khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, anh Thường, hành nghề phụ xe khách tuyến Quy Nhơn – Đà Nẵng, khi đang dừng đón khách khu vực ngã ba Cầu Bà Di trên QL 1A (thuộc P.Nhơn Hòa) thì bất ngờ bị một người đâm vào ngực.

Anh Thường được đưa đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định lúc 5 giờ 45 phút trong tình trạng huyết áp tụt, mạch nhanh, vết thương rộng khoảng 1,5 cm thủng tâm thất phải gây chảy máu. Theo các bác sĩ, nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ bị mất máu dẫn đến tử vong.

Hoàng Trọng


>> Cứu sống một ca thủng tim
>> Một trung úy công an tự đâm thủng tim
>> Cứu sống một ngư dân bị cá đâm thủng tim
>> Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim, phổi


Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121027/cuu-song-nguoi-bi-thung-tim.aspx



Bình Định: Tạm giữ lô thiết bị an ninh trị giá gần 2,5 tỷ đồng - Sài gòn Giải Phóng


(SGGP).- Chiều 26-10, bà Nguyễn Thị Hoa, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 7 (Chi cục QLTT tỉnh Bình Định) cho biết đã ra quyết định tạm giữ lô hàng gồm 9 bộ camera cùng một đầu thu kỹ thuật số ước tính trị giá gần 2,5 tỷ đồng.

Trước đó, chiều 24-10, Đội QLTT số 7 đã phối hợp cùng Trạm Cảnh sát giao thông Tuy Phước (Bình Định) phát hiện số hàng nói trên khi kiểm tra xe tải 51 C – 08886 do Nguyễn Quý Khiêm điều khiển theo hướng Bắc – Nam trên quốc lộ 1A. Lô hàng của Công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật Hà Nội chuyển đến khu công nghiệp Cái Mép (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Tại thời điểm kiểm tra lô hàng, tài xế không xuất trình được giấy tờ chứng từ chứng minh nguồn gốc.  

NG.PHƯƠNG

Source Article from http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2012/10/302606/



Hoãn xử 3 lần vì bị cáo "đầu sỏ" vắng mặt - Dân Trí


Ngày 25/10, TAND TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án: "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ" của 2 bị cáo Trần Tín Kiệt, nguyên hiệu trưởng và Nguyễn Ngọc Anh, nguyên trưởng Phòng Kế hoạch – tài chính Trường Đại học Quy Nhơn.

Tuy nhiên, phiên tòa không thể tiếp tục xử vì bị cáo Trần Tín Kiệt, người có trách nhiệm chính trong vụ án này vắng mặt với lý do sức khỏe yếu đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngay sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố hoãn xét xử, cả hội trường xôn xao, không ít người tỏ ra bức xúc vì họ phải bỏ công việc để đến tham dự tòa nhưng lại về đến lần thứ 3.

Bị cáo Trần Tín Kiệt 3 lần vắng mặt nên tòa không thể xử làm nhiều người bức xúc.

Bị cáo Trần Tín Kiệt 3 lần vắng mặt nên tòa không thể xử làm nhiều người bức xúc.

Như vậy, đây là lần thứ 3 bị cáo Kiệt vắng mặt khiến phiên tòa kéo dài đến nay vẫn chưa xử được. Trước đó, trong hai lần xét xử vào ngày 10 và 25/9, đã bị hoãn vì bị cáo Kiệt vắng mặt không có lý do chính đáng. Việc bị cáo Kiệt vắng mặt liên tục khiến cho những người liên quan, trong đó, có một bộ phận lớn là cán bộ, giảng viên chủ chốt của trường ĐH Quy Nhơn phải bỏ việc để ra làm chứng tại tòa.

Đặc biệt, là luật sư Trần Mỹ Thoa (Đoàn Luật sư TP. HCM) đại diện bảo về quyền lợi cho y sĩ Vũ Thị Tính người từng bị khởi tố, sau đó có quyết định đình chỉ bị can đã 3 lần từ TP. HCM đi máy bay ra tận Bình Định tham gia bào chữa nhưng đều phải trở về công cốc.

Bà Thoa cho biết: "Bị cáo Kiệt đã vắng mặt 2 lần không có lý do chính đáng khiến tòa phải hoãn. Lần này bị cáo lại vắng mặt tuy có lý do nhưng việc bị cáo liên tục vắng mặt thì chính bị cáo đã từ chối quyền lợi của ông ta tại phiên tòa. Hơn nữa, làm tiêu tốn công sức, thời gian của những người liên quan, trong đó có một bộ phận cán bộ chủ chốt của trường đại học Quy Nhơn phải gác công việc đi đi lại lại bao nhiêu lần mà vẫn không xong".

Trước đó, ngày 25/8/2011, ông Kiệt đã bị truy tố trước tòa về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và nhận mức án 15 tháng tù nhưng được hưởng án treo.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2008, các ông Kiệt, Anh đã tự đặt nhiều khoản thu trái quy định như: Lệ phí làm thủ tục nhập trường, Lệ phí hỗ trợ in giáo trình, các hoạt động phong trào, thi học phần… để thu hơn 17,3 tỉ đồng từ 22.000 sinh viên. Tuy các khoản thu trái với quy định nhưng ông Kiệt đã dùng vào hoạt động chung của trường nên được Bộ GD – ĐT chấp nhận quyết toán đến năm 2007. Còn hơn 964 triệu đồng đã được sử dụng để chi bồi dưỡng cho một số cán bộ chức vụ của trường và các cá nhân liên quan, trong đó, ông Kiệt nhận hơn 282 triệu; ông Anh nhận hơn 30 triệu đồng.

Doãn Công

Source Article from http://dantri.com.vn/c170/s170-655497/hoan-xu-3-lan-vi-bi-cao-dau-so-vang-mat.htm



Bình Định: Hàng ngàn con lợn bị dịch bệnh - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Gần 1 tháng nay, người chăn nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định bị thiệt hại nặng vì hàng trăm con lợn ngã bệnh, chết hàng loạt.

Tính đến nay, tại 13 xã trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có gần 3.000 con lợn mắc bệnh, trong đó, hơn 250 con bị chết. Dịch bệnh lây lan nhanh cộng với sợ mưa lũ về nên người nuôi tranh thủ bán tháo, giá thịt lợn giảm liên tục. Hiện một con lợn từ 70 – 80 kg, chỉ có giá khoảng 1 triệu đồng. Trước thực trạng này, Chi cục Thú y tỉnh Bình Định đã cử cán bộ về địa bàn lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, đồng thời giúp người chăn nuôi tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Ông Lê  Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bình Định cho biết: Hiện nay tỉnh đã cung cấp trên 100.000 liều vaccine lở mồm long móng cho đàn heo giống và 400.000 liều vaccine dịch tả cho tất cả đàn heo trên địa bàn tỉnh. Vùng Tuy Phước này tiêm dịch tả cũng đạt trên 90%./.

Source Article from http://vov.vn/Doi-song/Binh-Dinh-Hang-ngan-con-lon-bi-dich-benh/230337.vov



Bắt giữ lô hàng thiết bị an ninh không rõ nguồn gốc trị giá gần 2,5 tỷ ... - An ninh thủ đô


Trước đó, vào chiều 24-10, Đội quản lý thị trường số 7 đã phối hợp cùng Trạm CSGT Tuy Phước, công an tỉnh Bình Định, tiến hành dừng và kiểm tra chiếc xe tải mang biển kiểm soát 51C – 08886 do tài xế Nguyễn Quý Khiêm (trú tại Hải Dương) điều khiển theo hướng Bắc – Nam. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một lô hàng gồm 9 bộ camera chống cháy và ngoài trời cùng một đầu thu kỹ thuật số với tổng trị giá ước tính gần 2,5 tỷ đồng.

Số hàng thiết bị an ninh bị lực lượng chức năng thu giữ


Tại thời điểm kiểm tra, tài xế xe tải không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng, ngoài một hợp đồng mua bán hết hạn giữa 2 công ty có trụ sở ngoài Hà Nội, công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật và CTCP xây dựng dầu khí Việt Nam. Ngoài ra, theo hợp đồng lô hàng có xuất xứ từ Mỹ, nhưng trên thực tế khi kiểm tra thì lô hàng này lại có xuất xứ từ Singgapore.



Quang Huy

Source Article from http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Bat-giu-lo-hang-thiet-bi-an-ninh-khong-ro-nguon-goc-tri-gia-gan-25-ty-dong/471490.antd



Bình Định: một cô gái bị sát hại trước ngày cưới - Tuổi Trẻ


Bình Định: một cô gái bị sát hại trước ngày cưới

TTO - Khoảng 9g45 sáng 21-10, tại xóm 3, thôn Nam Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định đã xảy ra một vụ án mạng gây xôn xao dư luận địa phương.

Hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng  – Ảnh: Tín Lực

Nạn nhân là Phạm Ngọc Kim Hà (28 tuổi, ở xóm 3, thôn Nam Giang, xã Tây Giang) đã bị Châu Ngọc Đạt (29 tuổi, ở xóm 6, thôn Nam Giang) dùng dao chém nhiều nhát vào người khiến nạn nhân chết tại chỗ. Sau khi gây án, hung thủ đã bỏ trốn nhưng bị người dân cùng lực lượng công an truy đuổi, vây bắt.

Đến 11g, Công an xã Tây Giang và Công an huyện Tây Sơn bắt được hung thủ đang trốn trong một bụi cây cách nơi xảy ra án mạng khoảng 1km.

Theo thông tin ban đầu, trước đó Đạt và Hà có quan hệ tình cảm. Ngày 22-10, Hà sẽ tổ chức đám cưới với một người khác nên Đạt xin gặp lần cuối. Hẹn về nhà riêng của Hà, Đạt đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực, tay. Khi Hà ngã xuống, Đạt tiếp tục lấy dao chém sâu vào mặt và gáy làm nạn nhân chết tại chỗ.

Hiện Công an huyện Tây Sơn đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ án mạng.

XUÂN NGUYÊN - TÍN LỰC – TRƯỜNG ĐĂNG

Source Article from http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/517049/Binh-Dinh-mot-co-gai-bi-sat-hai-truoc-ngay-cuoi.html



Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam



Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.


Phạm vi quy hoạch tại 12 tỉnh, thành phố, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với diện tích tự nhiên 84.726 km2, dân số khoảng 18 triệu người.


Phương án tổng thể được đưa ra là tập trung sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước để đảm bảo an toàn, nhất là các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ; củng cố, nâng cấp công trình đầu mối, kiên cố hóa, từng bước hiện đại hóa các hệ thống hiện có; xây dựng và hoàn thiện các công trình lớn, liên vùng phục vụ đa mục tiêu, cấp nước cho các khu công nghiệp.


Bên cạnh đó, củng cố các hệ thống đê sông, đê biển; phòng, chống ngập úng cho các đô thị, khu dân cư tập trung; đối với vùng Nam Trung Bộ chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ chính vụ, ngăn lũ sớm và lũ cuối vụ đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu.


Tiếp tục xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông trong cả mùa lũ và mùa kiệt, phục vụ đa mục tiêu.


Với vùng sông Mã và phụ cận, sẽ hoàn thiện và xây dựng các công trình lợi dụng tổng hợp gồm hồ Cửa Đạt, hồ Hủa Na, hồ Trung Sơn, hồ Pa Ma. Đồng thời, nâng cấp, hoàn thiện 394 công trình thủy lợi đã xuống cấp đưa diện tích đảm bảo tưới của các công trình đã có lên 163.952 ha (tăng 33.832 ha). Đầu tư xây dựng mới 211 công trình vừa và nhỏ để tưới cho 20.234 ha canh tác và cấp nước dân sinh.


Đối với vùng sông Cả và phụ cận, hoàn thiện và xây dựng các công trình lợi dụng tổng hợp trên dòng chính gồm hồ Bản Vẽ, hồ Bản Mồng, hồ Ngàn Trươi… Nạo vét các hệ thống trục tiêu nội đồng, gồm kênh Nguyễn Văn Trỗi, sông Bùng, kênh Diễn Hoa, các trục tiêu vùng Nam Hưng Nghi, vùng sông Nghèn tiêu thoát trong mùa mưa và trữ nước mùa khô; xây dựng kênh tách nước lũ núi cho khu vực Vũng Áng; xây dựng, nâng cấp các trạm bơm tiêu úng cục bộ.


Còn đối với vùng sông Gianh và phụ cận, nâng cấp, hoàn chỉnh 124 công trình, kênh mương đưa diện tích tưới của công trình đã có đạt 17.366 ha (tăng 6.084 ha); nâng cấp đầu mối hồ Vực Tròn tăng khả năng trữ, kết hợp với hồ Sông Thai tưới ổn định cho 2.840 ha, cấp nước cho khu kinh tế Hòn La; nâng cấp, xây dựng các cống và đê bao ngăn mặn hoàn chỉnh cho vùng hạ du sông Lý Hòa và hỗ trợ tiêu úng. Xây dựng mới 83 công trình thiết kế tưới cho 7.973 ha;…


Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện Quy hoạch khoảng 140.770 tỷ đồng.


Theo Chinhphu.vn


Source Article from http://kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=156&distid=40100



Xây dựng chương trình đầu tư thoát nước và chống ngập lụt thành ... - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam



Ngày 25/10, Cục Hạ tầng Kỹ thuật- Bộ Xây dựng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn, về việc xây dựng Chương trình đầu tư thoát nước và chống ngập lụt tại một số phường, xã thuộc thành phố Quy Nhơn từ năm 2012-2014.


Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc ngập nước, cũng như ngập lụt tại một số phường, xã của thành phố Quy Nhơn do tác động của biến đổi khí hậu, Cục Hạ tầng Kỹ thuật- Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định tiến hành lập qui hoạch tổng thể thoát nước cho thành phố Quy Nhơn và lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thoát nước, chống ngập lụt khu vực Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và xã Phước Mỹ. Xây dựng mô hình động học quản lý thoát nước gắn với điều kiện biến đổi khí hậu và lắp đặt hệ thống giám sát, cảnh báo sớm phòng ngừa rủi ro thiên tai. Xây dựng công trình thoát nước giải quyết khu vực Hóc Bà Bếp (dưới chân núi Bà Hoả) và đường Tây Sơn (dưới chân núi vũng Chua). Quy hoạch thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh, cải tạo mở rộng dòng chảy nhánh sông Chợ Dinh và nhánh Cầu Đôi kết hợp với chỉnh trang đô thị tiến tới từng bước hoàn chỉnh nội dung đồ án qui hoạch thoát lũ cho thành phố Quy Nhơn. Nguồn vốn thực hiện do Cục hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng kêu gọi Chính phủ Đức tài trợ khoảng 05 triệu URO.


Hiện nay, thành phố Quy Nhơn đang thực hiện giai đoạn cuối đầu tư xây dựng dự án vệ sinh môi trường do Ngân hàng thế giới tài trợ khoảng 80 triệu USD và đã giải quyết cơ bản ngập úng tại nội thị thành phố Quy Nhơn. Tuy nhiên, thành phố Quy Nhơn nằm ở hạ lưu các nhánh sông Hà Thanh, sông Kôn và tiếp giáp với biển, do đó thường xuyên chịu tác động rất lớn của lũ lụt và triều cường dâng cao nhất là mùa mưa lũ. Đến nay, nhiều địa bàn dân cư còn nằm dưới chân các sườn núi Bà Hoả và Vũng Chua nên nước mưa tập trung đổ xuống nhanh, cường độ lớn gây ra tình trạng ngập lụt cho các địa bàn dân cư xung quanh./.


Theo TTXVN


Source Article from http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=181&distid=40115



Thanh Hóa: Chưa xác định trong tàu đắm chứa những gì - Lao động







Như Lao Động số ra ngày 25.10 đã phản ánh, tại khu vực phao số 4, ngư dân Sầm Sơn đã phát hiện một con tàu bị đắm.


Trong hai ngày qua, các thợ lặn tiếp tục tìm kiếm bên trong lòng tàu, tuy nhiên chỉ tìm thấy một số cục than đá to. Một cán bộ bộ đội biên phòng trao đổi với PV Báo Lao Động cho biết: Rất có thể đó chỉ là con tàu vận chuyển hàng hóa bình thường bị đắm nhiều năm qua. Anh Tuấn


Quảng Ninh: Cán bộ giám sát công trình "ép" chung chi 155 triệu đồng. Tin từ lãnh đạo CA tỉnh ngày 25.10, cho biết: Cơ quan CSĐT- CA tỉnh đã tạm giữ hình sự Nguyễn Quốc Kiên (trú P.Cẩm Trung, TP.Cẩm Phả) trong khi đang nhận hối lộ của một DN trên địa bàn vào ngày 24.10. Ông Kiên là cán bộ của BQL công trình TP.Cẩm Phả, được xác định là "ép" một DN trúng thầu thi công công trình khu vui chơi tại 2 P.Cẩm Thủy và Cẩm Tây – thuộc dự án do BQL công trình Cẩm Phả làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công bị Kiên yêu cầu chung chi 155 triệu đồng. T.N.D


Bình Định: Đứng chờ tín hiệu cũng chết vì tai nạn giao thông. Chiều 25.10, tại trụ đèn tín hiệu giao thông ngã ba Hầm Dầu thuộc QL1A đoạn qua P.Trần Quang Diệu, TP.Quy Nhơn đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết 1 người, 4 người khác bị thương. Tai nạn xảy ra khi 4 xe máy và 1 xe đạp đang đứng chờ đèn xanh để qua đường thì bị xe container đi cùng chiều đâm trúng. Cú va chạm khiến anh Nguyễn Hồng Ngọc (ngụ P.Bùi Thị Xuân)- điều khiển xe máy BKS 77M1-0916- chết tại chỗ, 4 người khác bị thương nặng. X.N


Quảng Nam: Xe khách tông xe đầu kéo, 2 người chết. Khoảng 6h20 sáng 25.10, trên đường tránh QL1A qua TP.Tam Kỳ, xe ôtô khách BKS 47B-002.81, trên xe chở 14 người, do Huỳnh Văn Đức điều khiển, chạy tuyến Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng, bị mất lái, băng qua dải phân cách, đâm vào cột điện chiếu sáng. Xe khách tiếp tục lao vào xe đầu kéo BKS 43H-6578, đang lưu thông theo chiều ngược lại. Hậu quả, 2 người trên xe khách chết, 7 người bị thương nặng. T.T.Thư



Source Article from http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Thanh-Hoa-Chua-xac-dinh-trong-tau-dam-chua-nhung-gi/89134.bld



Cứu sống bệnh nhân bị cướp đâm thủng tim - Người Lao Động




Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM


Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương – Giấy phép số 1872/GP- BTTTT cấp ngày 9 tháng 10 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Địa chỉ: 127 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn

Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 – 2011.


Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
tin từ website này.


[Đầu trang]

Source Article from http://nld.com.vn/20121026054447530p0c1050/cuu-song-benh-nhan-bi-cuop-dam-thung-tim.htm



Bão số 8 sẽ gây mưa lớn, ngập úng diện rộng - An ninh thủ đô




Đường đi và vị trí cơn bão số 8 (Nguồn: Trung tâm DBKTTV Trung ương)


Nhận định ban đầu về bão số 8, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ sáng 25-10, bão số 8 bắt đầu mạnh thêm, vào 16h cùng ngày, bão đã đạt cấp 9, ở vào khoảng 14 độ Vĩ Bắc, 119 độ Kinh Đông, vào sâu trong Biển Đông khoảng 100km, ngang khu vực bờ biển tỉnh Bình Định. Trong ngày 26-10, bão số 8 giữ nguyên tốc độ di chuyển và tiếp tục mạnh thêm. Khoảng trưa nay, bão số 8 sẽ tiếp cận quần đảo Hoàng Sa, sau đó tiến dần đến khu vực bờ biển các tỉnh khu IV và khu V. "Khi tiếp cận bờ biển các tỉnh, bão số 8 đạt cường độ cấp 11-12. Đến thời điểm này, vẫn chưa thể xác định được địa điểm đổ bộ cụ thể", ông Tăng nhận định.


Hiện, bão số 8 có quỹ đạo di chuyển rất phức tạp, vùng được dự báo nằm trong khu vực ảnh hưởng từ Quảng Nam – Đà Nẵng ra đến tận Nam đồng bằng Bắc bộ như Nam Định. Trong đó, đài khí tượng Nhật Bản và Hồng Kông dự báo, bão số 8 sẽ đổ bộ vào khu vực Quảng Bình- Quảng Trị, còn đài khí tượng Hoa Kỳ và Anh dự báo, bão đổ bộ vào Thanh Hóa – Nghệ An, sau đó di chuyển vòng ra ngoài Bắc bộ.  Ông Tăng cho rằng, dự báo đường đi của bão còn rất phân tán, nên chưa thể khẳng định được trọng tâm sẽ vào khu vực tỉnh nào. Bởi vậy, thời điểm bão đổ bộ vào bờ cũng chưa xác định được cụ thể, có thể vào đêm 27-10 hoặc kéo dài sang ngày 28-10, tùy thuộc vào đường đi của bão. 


So sánh với cơn bão Lekima năm 2007 gây mưa rất to sau bão, ông Tăng cho biết, bão số 8 có nhiều điểm tương đồng. "Sau khi bão Sơn Tinh đổ bộ, không khí lạnh sẽ tràn xuống, kết hợp với gió Đông Nam mạnh, do vậy, gây mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng ra tận khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ". Mưa sẽ xuất hiện từ ngày 27, kéo dài đến 30-10, với lượng mưa phổ biến ở khu vực Trung bộ là 300mm, nhiều nơi lên đến 400-500mm. Cần đề phòng lũ lớn trên khu vực sông Hoàng Long. Còn, khu vực Nam đồng bằng  Bắc bộ, lượng mưa phổ biến từ 200-300mm. 


Do di chuyển với tốc độ rất nhanh, gấp đôi vận tốc của tàu cá, bằng tốc độ tàu Hải quân khoảng 25-30km/h, bởi vậy, đáng lo ngại nhất hiện nay ở khu vực quần đảo Hoàng Sa còn khoảng 270 tàu cá/2.600 ngư dân. Đại diện Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng cho rằng, tình hình khá căng thẳng, vì bão di chuyển quá nhanh. Bởi vậy, đề nghị các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa đang có tàu cá hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa phải chỉ đạo quyết liệt với số tàu cá này. 


Đáng lo ngại là tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, vào đầu tháng 9 tại đây đã xảy ra mưa lớn, gây lũ lụt và ngập úng, nhiều tuyến đê, hồ đập đã bị sạt lở lớn, đang trong quá trình sửa chữa. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát lo ngại mưa lớn gây ngập úng tại các tỉnh khu IV và đồng bằng sông Hồng, vì khu vực này vừa xuống giống cây rau màu vụ Đông. Bởi vậy, ông Phát đề nghị các địa phương phải có những giải pháp tiêu thoát úng, tìm mọi cách bảo vệ vụ Đông. Đối với những khu vực dễ bị chia cắt như Tây Quảng Bình, Nghệ An… cần kiểm tra và bổ sung dự phòng về lương thực, nước uống, thuốc men…


Đối với 270 tàu cá đang hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa phải tìm mọi cách liên lạc, hướng dẫn tàu chạy vào bờ nơi gần nhất, vùng nguy hiểm được xác định từ Vĩ  tuyến 13 tới 20. "Tình hình chống bão rất khẩn trương vì bão di chuyển rất nhanh, cường độ mạnh, trong khi lượng lớn tàu thuyền, ngư dân còn hoạt động trong vùng nguy hiểm. Do vậy, các địa phương phải chỉ đạo nghiêm túc, không chủ quan", ông Phát nhấn mạnh. Cũng trong chiều tối qua, BCĐ PCLB Trung ương đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành được xác định nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 8 cần lên ngay phương án đối phó sớm nhất.

Hạ Quỳnh

Source Article from http://www.anninhthudo.vn/Thoi-su/Bao-so-8-se-gay-mua-lon-ngap-ung-dien-rong/471386.antd



Mạo danh thanh tra sở y tế để lừa đảo - Tiền Phong Online



Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN


Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn


GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Source Article from http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/597249/Mao-danh-thanh-tra-so-y-te-de-lua-dao-tpov.html



Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Bác sĩ Trường Sa cứu ngư dân bị dập nát bàn tay


16h ngày 12/10, do bất cẩn nên ông Dư Văn (53 tuổi, trú tại xã Hòa Hải, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), ngư dân trên tàu BD96376 đã bị máy xay nước đá nghiền dập nát gần như hết bàn tay trái.

Do trên tàu không có thuốc nên nạn nhân chỉ băng bó tạm thời rồi nhanh chóng đến cấp cứu tại bệnh xá đảo Trường Sa lúc 7h30' ngày 13/10 trong tình trạng choáng nhẹ, đau nhiều bàn tay trái da mặt nhợt nhạt.


Các bác sĩ cứu chữa cho nạn nhân

Ngay lập tức, nạn nhân Văn được truyền dịch chống shock, tiêm thuốc trợ tim, dùng thuốc kháng sinh… và mổ cắt lọc tổn thương.

Do ngón nhẫn và ngón út dập nát quá nặng nên các bác sĩ quyết định cắt bỏ, ngón giữa tuy dập nát nhưng vẫn có khả năng tồn tại. 

Đến nay, ngày thứ hai sau mổ, bệnh nhân đã khỏe mạnh, đi lại bình thường./.



Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

"Chất nghệ sỹ" trong... Già làng Bana


Đó là cụ Phan Chí Thành (85 tuổi, người đồng bào dân tộc thiểu số Bana, ở làng Trà Hương, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định).

Những ngày cuối thu, chúng tôi tìm về làng Trà Hương, một vùng miền núi còn nghèo nạn, hoang sơ ở tận cùng phía Tây huyện Phù Cát. Hỏi thăm đường về nhà cụ Thành chẳng mấy người lại không biết tiếng tăm, tài hoa chơi nhạc và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng người Bana nơi này.

Ông Thành không chỉ chế tác nhiều loại nhạc cụ mà có thể chơi được hơn chục loại đạo cụ.

"Có phải ông Thành, người mà đi đâu trên lưng cũng đem theo một cây mác và bộ sáo đó không? chú quay lại chừng hơn 100m nữa, ngôi nhà mái ngói đỏ kia, trước cổng nhà có nuôi con khỉ đó là nhà cụ Thành. Ở đây ai mà không biết về biệt tài chơi đàn, thổi sáo nhất cả vùng này". Đó là cảm nhận đầu tiên mà chúng tôi được nghe về cụ Thành qua lời khen mộc mạc từ một cậu bé ở cái nơi núi rừng hoang vu.

Đúng như lời kể, đến nhà cụ khi đó cũng đã trưa, cụ Thành đang loay hoay sửa lại cây đàn T'Rưng đã lâu năm ít dùng đến nên nhiều ống trúc, ông tre đã bị mối mọt ăn hỏng. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về các loại nhạc, ông Thành niềm nở tiếp chuyện, vừa nói chuyện ông vừa lấy từng loại nhạc cụ ra giới thiệu và biểu diễn từng nhạc cụ với một phong thái đầy ngẫu hứng.

Ông là người duy nhất của người dân tộc thiểu số ở Bình Định làm và chơi được nhạc Cổ vũ.

Vốn sinh ra ở một vùng quê núi rừng của huyện Phù Cát, tuy chẳng phải là con nhà "nòi" nhưng ông lại có máu nghệ thuật, sớm được tiếp xúc với nhiều nhạc cụ đàn, sáo từ tre trúc của cộng đồng người dân tộc thiểu số Bana nên đã ngấm vào chất máu nghệ sỹ của mình. Hơn 10 tuổi, ông Thành đã biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc như: Cồng chiêng, đàn Bơ-răng, Bơ-ró, Bơ-lá (ống sáo), đàn Hơ-đoong (như đàn cò) chỉ một dây, Tơ-thiếp (tù và), đàn T'Rưng, …

Lớn lên khi đất nước đang chiến tranh, ông lại tham gia kháng chiến nhưng cho dù chiến tranh ác liệt đến đâu, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng tình yêu, niềm đam mê nhạc cụ vẫn luôn đi bên ông. Những lúc rảnh là ông đem đàn, sáo thổi cho cuộc sống thêm lạc quan, yêu đời và nhạc cụ trở thành niềm đam mê vô tận như món ăn tinh thần không thể thiếu. Ở cái tuổi 85 nhưng niềm đam mê ấy vẫn còn theo ông đến suốt đời bởi dù lúc lên rẫy hay ở nhà khi nào rảnh ông lại đem đàn, sáo ra chơi.

Ông Thành đang sửa lại đàn T'Rưng.

Vừa say sưa kể ông vừa ôm cây đàn Bơ-răng, sau khi so dây, chỉnh lại âm thanh ông bắt đầu chơi bản nhạc "Tình yêu" do ông sáng tác cho đàn Bơ – răng. Đôi bàn tay nhăn nheo vì tuổi già vẫn uyển chuyển, lướt nhẹ lên từng sợi dây đàn, tiếng đàn trầm bỗng vang lên có lúc nghe như dồn dập, có lúc lại trầm lắng nhẹ nhàng nghe như tiếng của núi rừng từ ngàn xưa lại vọng về.

Ông Thành cho biết: "Loại đàn này, bầu đàn được làm bằng trái bầu khô, cần đàn là một ống nứa to trên đó có 12 dây. Loại đàn này chỉ chơi trong những dịp đám cưới, mừng lúa mới, lễ hội, cúng Giàng. Đối với người đồng bào, trong các ngày lễ, ngày hội thì không thể thiếu các loại nhạc cụ này được, nó trở thành một nét văn hóa truyền thống của dân bản cũng như của dân tộc. Trong lao động sản xuất, cũng như hát xoan, hát đối đáp của miền bắc thì tiếng cồng chiêng, đàn, sáo của người đồng bào sẽ giúp bà con xua tan hết những mệt nhọc…".

Không chỉ có chơ các loại đàn mà ông còn thổi được nhiều loại sáo do ông tự chế.

Không chỉ chơi thông thạo nhiều đạo cụ nhạc của người dân tộc Bana và một số dân tộc khác, ông Thành còn có khả năng chế tác đạo cụ nhạc rất hoàn hảo. Ngoài chơi và chế tác các đạo cụ ông đang sở hữu ông còn tự tay làm nên một loại đàn rất độc đáo mà ông gọi là đàn Cổ vũ (bề ngòi giống cái mõ). Loại đàn này, được làm bằng gỗ xương mộc, hay gỗ lim, có kích thước khoảng 0,8 m x 0,4 m, dáng hình thang, giống chiếc mõ của người Kinh. Bên trong đục rỗng ruột. Hai bên, mỗi bên có 3 núm được bố trí theo hình tam giác. Núm trên to, 2 núm dưới nhỏ hơn, để khi chơi, cùng vị trí 2 bên các núm, tạo ra 4 âm thanh chuẩn khác nhau.

Ông Thành cho biết: "Trong chuyến tham quan ở một bản làng ở phía bắc tôi đã biết được đạo cụ này, sau khi về tôi mô phỏng lại, tìm gỗ làm theo. Tuy nhiên, để tạo nhạc cụ này không phải dễ, trên thân gỗ to, chỉ tạo rãnh khoảng 2 cm trên đỉnh Cổ vũ. Từ rãnh này đục âm trong lòng khúc gỗ, rộng ra hai bên, để có âm thanh chuẩn thì khi đục tạo độ rỗng bên lại càng khó hơn, đòi hỏi người làm nó ngoài đam mê cần phải có cái tai tinh tế cảm thụ âm thanh…".

Theo ông Thành, loại nhạc cụ này thường có tiết tấu: nhanh, trung bình, chậm. Bởi người xưa khi cùng nhau săn thú trên rừng, khi phát hiện con thú, khi chạy thì tiếng Cổ vũ có tiết tấu nhanh, thúc giục mọi người tiến về phía trước tiếp cận con thú. Hay khi có con cọp bắt heo nhà, con voi phá rẫy thì tiếng Cổ vũ lại càng dồn dập, mạnh mẽ thúc giục để đuổi thú rừng, bảo vệ tài sản dân làng...

Không chỉ có chơ các loại đàn mà ông còn thổi được nhiều loại sáo do ông tự chế.

Với nhạc cụ Cổ vũ, ông Thành là người đầu tiên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Bình Định sáng chế và chơi được loại nhạc cụ này. Có lẽ vì vậy mà ông Thành đạt được nhiều giải thưởng trong những lần hội diễn nghệ thuật quần chúng, ngày hội văn hóa trong tỉnh. Đặc biệt, trong Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Định lần thứ 11, năm 2011, tại huyện Vĩnh Thạnh, ông Thành được khen tặng: "Nghệ nhân cao tuổi tài năng và Nghệ nhân độc tấu nhạc cụ xuất sắc nhất".

Một người đam mê, chơi và chế tác nhiều loại đạo cụ nhạc dân tộc nhưng ông lại đang lo lắng rồi mai này thế hệ con cháu có còn ai chơi và nhớ đến nó nữa. Vẫn say sưa đắm chìm trong tiếng nhạc rồi ông dừng lại thở dài, tay cầm ly rượu đế nhấp một ngụm với vẻ mặt đầy tâm trạng ông Thành tâm sự: "Lớp trẻ trong làng bây giờ khác rồi, chúng không thích chơi nhạc cụ dân tộc mình, chúng nghe nhạc giật gân trên tivi. Chỉ khi nào có lễ hội, hội làng thấy lớp trẻ cùng nhau đánh cồng chiêng mà thôi…".

Doãn Công



Bắt kẻ nổ súng bắn người ở Ninh Bình




Nhóm côn đồ bênh bạn gái, đánh chết người


Đến 10h ngày 14/10, Công an huyện Hoài Ân đã điều tra xác định được nhóm thanh niên tham gia đánh chết anh Thiềm Văn Phong (29 tuổi, ở Kim Sơn, xã Ân Nghĩa, Hoài Ân) vào tối hôm trước.

Tại trụ sở Công an huyện Hoài Ân, 10 đối tượng gồm Ung Phi Phụng, Võ Ngọc Hải, Nguyễn Trung Chỉnh, Nguyễn Tấn Nghiệp, Ung Hà Văn, Đặng Văn Nhựt (17 tuổi), Trần Đình Huy, Nguyễn Hữu Việt (19 tuổi) Trương Văn Vương, Dương Văn Nhật ( 18 tuổi) ở xã Ân Tường Tây, Hoài Ân khai nhận, tối 13-10 đã rủ nhau mang hung khí đến thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa đánh anh Thiềm Văn Trì (30 tuổi) để trả thù cho bạn gái của số đối tượng này bị anh Trì gây chuyện trước đó.

Khi tìm gặp anh Trì, các đối tượng dùng cuốc bổ vào đầu gây thương tích nặng, anh Nghĩa (em rể anh Trì) thấy vậy can ngăn cũng bị các đối tượng bổ cuốc vào lưng chảy máu. Trong lúc hai bên đang ẩu đả, anh Thiềm Văn Phong (em ruột anh Trì) nhà ở gần đó chạy đến tham gia thì bị các đối tượng dùng hung khí đánh vào đầu và chết trên đường đưa đi cấp cứu



Cá kiếm đâm chìm tàu cá, 13 ngư dân được cứu


Cá kiếm đâm chìm tàu cá, 13 ngư dân được cứu

TTO – Theo tin từ trực ban tác chiến Bộ đội biên phòng Bình Định, lúc 9g ngày 15-10, 13 ngư dân trên tàu cá BĐ 95173-TS bị nạn trên vùng biển Trường Sa đã được tàu cá do ông Đỗ Thành Long (Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng cứu vớt.

Trước đó, lúc 3g sáng cùng ngày, tàu cá BĐ 95173-TS có 13 ngư dân do ông Lê Dô (39 tuổi, ở thôn Kim Giao Trung, xã Hoài Hải, Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng, trong lúc câu cá ngừ đại dương cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) 25 hải lý về hướng tây thì bị cá kiếm đâm vào mạn phải làm phá nước, tàu chìm chỉ còn nổi ở phần mũi.

Thuyền trưởng đã phát tín hiệu cứu nạn.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Bộ đội biên phòng Bình Định đã báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời thông báo cho các tàu cá đánh bắt gần đó đến cứu 13 ngư dân trên tàu gặp nạn.

N.TRẦN – V.KHƯƠNG



400 triệu và 1 tỉ đồng


Ở P.Hải Cảng, ông Thiện là một trong số ít người còn giữ tàu có công suất tới 380CV. Biển giã ngày càng khắc nghiệt, nhiều người lên bờ tìm kế khác sinh nhai. Vợ chồng con cái nhà ông Thiện thì không thế, vẫn còn nguyên nỗi phập phồng, háo hức trước mỗi chuyến đi.

Gắng gượng ra khơi

Tàu BĐ – 91287TS vừa trải qua cơn hoạn nạn. Ngày 17.7, tại vị trí 13017' vĩ bắc – 109038' kinh đông thuộc vùng biển Vũng Tàu – Côn Đảo, con tàu bị sóng to, gió lớn vùi dập tơi tả. Máy tàu hỏng nặng, toàn bộ giàn lưới vây rút gồm 15 dây, dài đến 600m bị mất sạch. Cú "trở mặt" của thiên nhiên làm thiệt hại đến 450 triệu đồng. Tuy vậy, nạn nhân là những người mạnh mẽ. Họ không có nhiều thời gian cho sự muộn phiền, yếu đuối.

Chỉ mất 1 tháng nằm bờ tu sửa máy móc, sắm sanh ngư lưới cụ, kíp tàu 14 thuyền viên của ông Thiện lại tiếp tục ra khơi. Chuyến gần đây nhất, khi quay về, cả chủ lẫn bạn đều có chút của ăn của để. Bà Phượng – vợ ông Thiện – nhẩm tính: "Tiền cá bán được 380 triệu đồng, trừ phí tổn hết 150 triệu, còn lại mỗi người được nhận 6 triệu đồng". 6 triệu cho một chuyến biển kéo dài chừng 24 – 26 ngày, công sá như vậy không phải quá ít ỏi. Nhiều chuyến thất bại ê chề, chia nhau chừng 1 – 1,5 triệu đồng cũng đã là quý hóa. Có chuyến thậm chí trắng tay, chủ tàu phải bồi dưỡng thêm cho bạn 500.000đ – 1 triệu đồng gọi là chút lòng thơm thảo!

Bấm bụng vượt khó

Ngư dân Nguyễn Tấn Thiện bắt đầu đi biển năm 15 tuổi. Đến nay, cái nghiệp "ăn sóng nói gió" đã vận vào đời ông đúng 40 năm. Nhà tới 9 miệng ăn, con cái lít nhít, học hành lõm bõm, cả 2 người con trai đều được ông kéo xuống biển, đứa tài công, đứa làm thợ máy. Dành dụm, bòn mót sau bao nhiêu lần lặn ngụp đội trời đạp sóng, mãi đến năm 1994, cái gia đình ấy mới tậu nổi chiếc tàu cá cho riêng mình.

Những năm trước, cha con ông còn rong ruổi tận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Thời gian gần đây, nơi đi về quen thuộc của ông là các vùng biển Trường Sa, Bình Thuận, Vũng Tàu – Côn Đảo, Cà Mau, Kiên Giang… Chủ tịch Hội Ngư dân phường Hải Cảng Trương Thanh Hùng, xác nhận: "Gia đình ông Thiện xưa nay có tiếng chí thú, căn cơ. Con tàu lâm nạn, thay vì than vãn, cầu cạnh, trông chờ chỗ này chỗ khác, họ lặng lẽ bấm bụng vượt khó bằng cách thế chấp nhà cửa, vay ngân hàng, vay cả bên ngoài để tái trang bị phương tiện".

Thực ra, không chỉ dừng lại ở đó, vợ chồng ông Thiện còn có những tính toán dài hơi hơn. Tàu BĐ – 91287TS, công suất bấy nhiêu đã có thể gắng gượng cho những đợt đi biển xa, dài ngày. Thách thức hiện tại là phần vỏ tàu đã cũ kỹ, xuống cấp lại ọp ẹp, tù túng trong cái kích cỡ 17,1m x 5m. Tương tự, trang thiết bị hành nghề cũng thiếu trước hụt sau: Thiếu máy nhắn tin, thiếu máy dò tìm… Lần gặp PV Lao Động gần đây, ngư dân đen đúa, khắc khổ và cần mẫn này cho biết: "Tôi đã nghĩ kỹ, khả năng tự huy động mình chỉ có khoảng 400 triệu đồng trong khi dự trù phải đến hơn 1 tỉ đồng nếu muốn bắt tay nâng cấp tàu. Nhìn tới nhìn lui, thấy… hết ngõ rồi. Đành chờ chứ biết làm sao".   



Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Đánh chết người vì bênh bạn gái


Tại trụ sở Công an huyện Hoài Ân, 10 đối tượng gồm Ung Phi Phụng, Võ Ngọc Hải, Nguyễn Trung Chỉnh, Nguyễn Tấn Nghiệp, Ung Hà Văn, Đặng Văn Nhựt (17 tuổi), Trần Đình Huy, Nguyễn Hữu Việt (19 tuổi), Trương Văn Vương, Dương Văn Nhật (18 tuổi) ở xã Ân Tường Tây, Hoài Ân khai nhận, tối 13-10 đã rủ nhau mang hung khí đến thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa đánh anh Thiềm Văn Trì (30 tuổi) để trả thù cho bạn gái của số đối tượng này bị anh Trì gây chuyện trước đó.

 



Bình Định: Dân cản trở vớt tàu nghi chở lậu


Trước đó, vào khoảng 10 giờ ngày 13/10, trên đường tuần tra tại vùng biển Vũng Sim, thuộc KV9 Hải Minh, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), trinh sát Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn và Đội cơ động Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phát hiện một chiếc tàu không số hiệu chở khoảng 40 tấn phân hóa học DAP không rõ nguồn gốc, do ông Võ Văn Hiến làm thuyền trưởng.

Nghi ngờ số phân trên là hàng nhập lậu, lực lượng chức năng yêu cầu ông Hiến điều khiển phương tiện vào bờ để kiểm tra, xử lý.

Tuy nhiên, trên đường vào bờ, tàu chở phân bón đã bị một số đối tượng ở KV9 Hải Minh điều khiển tàu nhỏ chạy đến áp sát, sau đó nhảy lên tàu chống đối các lực lượng chức năng và xả nước làm chìm phương tiện nhằm tiêu hủy tang vật.

Ngày hôm sau (14/10), trong khi các lực lượng chức năng tiến hành trục vớt chiếc tàu trên để xử lý theo quy định thì bị hàng trăm người dân phường Hải Cảng kéo đến chống đối quyết liệt, cản trở không cho trục vớt tàu.

Một số đối tượng lặn xuống kéo tàu bị chìm sang KV9 Hải Minh cất giấu nhằm tẩu tán tang vật vi phạm.



Nhấn chìm ghe chở hàng lậu để phi tang


Nhấn chìm ghe chở hàng lậu để phi tang

TT – Chiều 14-10, Bộ đội biên phòng Bình Định phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra chủ lô hàng phân bón không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên biển Quy Nhơn.

Trước đó lúc 10g ngày 13-10, trên đường tuần tra tại vùng biển Vũng Sim thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), bộ đội biên phòng và quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã phát hiện, bắt giữ chiếc ghe không số hiệu do ông Võ Văn Hiến (ở phường Hải Cảng) làm thuyền trưởng, chở số lượng lớn phân hóa học DAP không rõ nguồn gốc.

Đối tượng chở hàng lậu ở TP Quy Nhơn (Bình Định) cho nhấn chìm ghe để phi tang tang vật – Ảnh: C.CƯỜNG

Khi lực lượng chức năng cho lai dắt ghe chở hàng lậu vào bờ, các đối tượng trên ghe và 5-6 ghe khác bao quanh chống đối, ngăn cản, vận chuyển tang vật xuống các ghe khác bỏ chạy, sau đó nhấn chìm ghe hoàn toàn.

N.TRẦN – C.CƯỜNG



Cá sấu sổng chuồng áp sát trường học


Cá sấu sổng chuồng áp sát trường họcCon cá sấu sổng chuồng được người dân bắt được. Ảnh: Nhật Hồ.

Đến cuối ngày hôm nay (13.10), mới bắt được chưa đến 20 con trong số cá sấu sổng chuồng từ đêm  hôm 12.10 tại xã Bình Định, TP. Cà Mau. Số cá sấu sổng chuồng được cho là hàng trăm con- trong tổng đàn 580 cá sấu của trại chăn nuôi cá sấu Hoàng Việt.

Cho đến chiều 13.10, vẫn chưa xác định chính xác có bao nhiêu con cá sấu sổng chuồng ra ngoài- trong tổng đàn 580 của trang trại cá sấu Quốc Việt, xã Định Bình, thành phố Cà Mau.

Cuối cùng, phương án được chọn là tát hết nước trong các ao, trảng để bắt cá sấu, đồng thời thuê đội săn cá sấu chuyên nghiệp đến từ Bạc Liêu. Dù vậy, cho đến cuối ngày 13.10 mới chỉ bắt được chưa đến 20 con.

Hôm 12.10, học sinh tại Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Định Bình, Thành phố Cà Mau bất ngờ nhìn thấy cá sấu dưới ao gần trường.

Sự việc được thông báo đến trang trại chăn nuôi cá sấu Quốc Việt, nhân viên của trại mới phát hiện tường rào của trang trại bị bục nước gây sập và xác nhận số cá sấu sổng chuồng ra ngoài là cá của trại Quốc Việt.

Ngay trong đêm 12.10, nhân viên của trang trại Quốc Việt lùng sục khắp nơi để tìm cá sấu, tuy nhiên cho đến sáng mới chỉ bắt được 16 con.

Trong khi đó, những người sống chung quanh đây vô cùng hoang mang vì thông tin hàng trăm con cá sấu sổng chuồng nằm dưới vườn nhà mình.

Bà Hứa Thị Cang- nhà ở cạnh Trường Tiểu học Kim Đồng- lo lắng: “Hồi tối tui hổng dám cho mấy đứa nhỏ ngủ ở nhà, vì sợ lỡ tối tụi nó ra ngoài vệ sinh rất nguy hiểm”.

Người dân phát hiện có rất nhiều cá sấu nổi khắp nơi xung quanh ao, đìa cập Trường Tiểu học Kim Đồng.

Ông Trần Văn Có cùng với 7 thanh niên khác đã vây bắt được một con cá sấu nặng hơn 70kg. Họ được công ty đề nghị mua lại với giá 500.000 đồng, nhưng không được người dân đồng ý.

Có mặt tại hiện trường, ông Chung Tấn Hải- Phó Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau- đề nghị Cty Quốc Việt kết hợp với kiểm lâm và địa phương có phương án bảo vệ nghiêm ngặt vùng cá sấu sổng chuồng, đồng thời bơm tát các ao đìa để bắt số cá sấu đã ra ngoài.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phan Hùng Dũng- Trưởng ban pháp chế- Kiểm lâm Cà Mau-cho biết, cho đến chiều 13.10 Cty Quốc Việt vẫn chưa thể kiểm đếm số cá sấu còn lại trong trang trại để biết chính xác số cá sấu sổng chuồng. Nguyên nhân do đây là cá sấu đẻ, có trọng lượng từ 40kg – 80kg nên rất hung hãn, khó kiểm đếm.

 Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng Lê Chí Linh cho biết, hiện tại Cty Quốc Việt cùng với UBND xã, nhà trường đã làm hàng rào xung quanh trường.

Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thể trả lời vào thứ hai tới, học sinh có đi học lại hay không. “Bao giờ cảm thấy an toàn, chúng tôi mới cho các em đi học” – ông Lê Chí Linh khẳng định.